So sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo giúp các bạn phân biệt sự khác biệt giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Cơ sở của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo là tính biến dị và di truyền của sinh vật. Nguyên nhân của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo là do đấu tranh sinh tồn với môi trường sống hoặc do nhu cầu của con người.
Ví dụ chọn lọc nhân tạo: gà thịt được chọn lọc theo hướng cho thịt nhiều -> cho ít trứng, bò sữa được chọn lọc theo hướng cho sữa -> cho nhiều sữa, mất khả năng kéo cày.
Ví dụ chọn lọc tự nhiên: Hình trên có 3 chú hươu cao cổ sống trong môi trường có những cái cây cao. Những con hươu cổ ngắn sẽ nhanh chóng chết đi vì không với tới đồ ăn (lá cây). Chỉ những con cao cổ ăn được lá cây thì sẽ sống sót. Những con hươu cao cổ này sẽ giao phối với nhau và di truyền đặc tính cao cổ cho con của chúng. Tương tự như vậy, đời sau sẽ đào thải những con cổ thấp và duy trì cổ cao nếu môi trường sống không thay đổi.
So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
STT |
Vấn đề phân biệt | Chọn lọc tự nhiên |
Chọn lọc nhân tạo |
1 | Tiến hành | Do môi trường sống | Do con người thực hiện |
2 | Đối tượng | Các sinh vật trong tự nhiên | Các vật nuôi và cây trồng |
3 | Nguyên liệu của chọn lọc | Tính biến dị và di truyền của sinh vật. | Tính biến dị và di truyền của sinh vật. |
4 | Nội dung của chọn lọc | Đào thải các biến dị bất lợi, tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật. | Đào thải các biến dị bất lợi, tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu của con người. |
5 | Thời gian | Tương đối dài | Tương đối ngắn |
6 | Động lực của chọn lọc | Đấu tranh sinh tồn của sinh vật. | Nhu cầu về kinh tế và thị hiếu của con người. |
7 | Kết quả của chọn lọc | Sự tồn tại những cá thể thích nghi với hoàn cảnh sống. | Vật nuôi, cây trồng phát triển theo hướng có lợi cho con người. |
8 | Vai trò của chọn lọc | Nhân tố chính quy định chiều hướng, tốc độ biến đổi của sinh vật, trên quy mô rộng lớn và lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn tới hình thành nhiều loài mới qua nhiều dạng trung gian từ một loại ban đầu. | – Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng.
– Giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi, cây trồng đều thích nghi cao độ với nhu cầu xác định của con người. |