Site icon Thông tin Tuyển sinh

Phân biệt đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể

Phân biệt đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể

Phân biệt đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể về cơ chế phát sinh, đặc điểm, hậu quả và vai trò của từng loại đột biến.

Vấn đề phân biệt Đột biến gen Đột biến nhiễm sắc thể

Khái niệm

– Là sự biến đổi một hay một số cặp nuclêôtit trong gen.

– Có 3 dạng đột biến điểm:

+ Mất 1 cặp nuclêôtit.

+ Thêm 1 cặp nuclêôtit.

+ Thay thế 1 cặp nuclêôtit.

 

– Là những biến đổi trong cấu trúc hoặc số lượng NST.

– Có 2 dạng:
+ Đột biến cấu trúc NST gồm mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

+ Đột biến số lượng NST gồm thể lệch bội và thể đa bội.

Cơ chế phát sinh

– Bắt cặp không đúng trong nhân đôi AND (không theo NTBS), hay tác nhân xen vào mạch khuôn hoặc mạch đang tổng hợp.
– Phải trải qua tiền đột biến mới xuất hiện đột biến.
– Do mất, lặp, đảo hay chuyển vị trí của đoạn NST, do sự chuyển đoạn diễn ra giữa các NST không tương đồng.

– Do sự không phân li của cặp NST trong quá trình phân bào.

Đặc điểm

– Phổ biến.
– Làm thay đổi số lượng và trật tự sắp xếp các cặp nuclêôtit trong gen.- Đột biến lặn không biểu hiện thành kiểu hình ở trạng thái dị hợp tử.
– Ít phổ biến.
– Làm thay đổi số lượng và trật tự sắp xếp các gen trên NST.
– Biểu hiện ngay thành kiểu hình.

Hậu quả

– Làm gián đoạn 1 hay 1 số tính trạng nào đó (Gen -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng)

– Ít ảnh hưởng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật.

– Làm thay đổi 1 bộ phận hay kiểu hình của cơ thể.
– Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật.

Vai trò

Cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa và chọn giống. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ yếu cho tiến hóa và chọn giống.

Hậu quả của đột biến gen

Hậu quả của đột biến gen tùy thuộc vào từng kiểu đột biến trong môi trường sống của sinh vật. Phần lớn các đột biến gen đều biểu hiện thành kiểu hình có hại, một số có lợi và trung tính. Ở người, đột biến gen gây ra một số bệnh di truyền như: bệnh máu khó đông, bệnh hồng cầu lưỡi liềm, bệnh bạch tạng, tật dính ngón tay…

Trên thực tế, hầu hết trên các loại gen đều có thể xảy ra đột biến nhưng với tần số cực kỳ thấp, chỉ khoảng từ 1/10.000 đến 1/1.000.000.

Hậu quả của đột biến nhiễm sắc thể

Phần lớn đột biến nhiễm sắc thể đều có hậu quả xấu. Ví dụ: đột biến mất đoạn NST 21 ở người gây ung thư máu, đột biến mất vai dài NST 22 ở người gây ung thư máu ác tính, đột biến lặp đoạn trên NST X ở ruồi giấm làm mắt lồi thành dẹt.

Exit mobile version