Ngành Tài chính Ngân hàng cung cấp kiến thức về các hoạt động tài chính và tiền tệ trong hệ thống ngân hàng, rất phù hợp với các bạn theo khối tự nhiên và đam mê làm việc với các con số. Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật những điều thú vị về ngành học này nhé!
Tài chính Ngân hàng là một ngành học tập trung nghiên cứu về việc quản lý, lưu chuyển dòng tiền, các hoạt động đầu tư, tín dụng và quản lý rủi ro tài chính trong hệ thống kinh tế. Các sinh viên theo học ngành này sẽ hiểu rõ về hoạt động của các tổ chức tài chính như ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm và các doanh nghiệp tài chính khác.
Mục lục
Ngành Tài chính Ngân hàng học gì?
Học Tài chính Ngân hàng thì các bạn sẽ được trang bị kiến thức về kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán và các nghiệp vụ liên quan để ứng dụng vào việc phát triển nghề nghiệp tương lai.
Hiện nay, các trường đại học tại Việt Nam đều có khung chương trình học riêng tùy theo định hướng đào tạo. Tuy nhiên, đối với phần kiến thức nền tảng thì hầu hết sinh viên ngành này đều sẽ học những môn sau đây:
- Kinh tế vi mô
- Kinh tế vĩ mô
- Nguyên lý kế toán
- Lý thuyết tài chính và tiền tệ
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
- Pháp luật Tài chính Ngân hàng
- Thuế
- Phân tích và đầu tư chứng khoán
- Định giá tài sản
- Thanh toán quốc tế
- Tín dụng ngân hàng
- Thẩm định dự án đầu tư
- Quản trị ngân hàng thương mại
- …
Ngoài ra, có thể sinh viên sẽ được học các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, phân tích số liệu và sử dụng các công cụ phần mềm chuyên dụng để thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng, tài chính.
Ngoài việc học tại trường thì trong những năm gần đây, các trường đại học đào tạo theo định hướng ứng dụng cũng thường xuyên tổ chức các chương trình thực tập, thực tế để sinh viên làm quen với môi trường làm việc, sẵn sàng tiếp nhận công việc ngay sau khi ra trường.
Triển vọng nghề nghiệp tương lai
Tốt nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng thì bạn có thể làm việc cho các công ty tài chính, quỹ đầu tư hoặc hệ thống ngân hàng trên toàn quốc. Thông thường, các đơn vị này sẽ tổ chức những đợt thi tập trung, kiểm tra kiến thức chuyên môn để lựa chọn người phù hợp bước vào vòng phỏng vấn.
Vị trí công việc
Dưới đây là một số vị trí công việc mà các bạn có thể đảm nhiệm khi là một cử nhân Tài chính – Ngân hàng.
- Chuyên viên quan hệ khách hàng: Bạn sẽ làm việc với khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp, có nhiệm vụ tìm kiếm và phát triển mối quan hệ với khách hàng, tư vấn các sản phẩm tài chính như vay vốn, đầu tư, bảo hiểm để đạt chỉ tiêu được đề ra về doanh số.
- Giao dịch viên ngân hàng: Thực hiện các giao dịch tại quầy, tư vấn các sản phẩm tiết kiệm, thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm và giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
- Nhân viên thu hồi nợ: Liên hệ với khách hàng có nợ quá hạn, đàm phán và thực hiện các biện pháp thu hồi nợ theo quy định của ngân hàng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp.
- Chuyên viên thẩm định tín dụng: Đánh giá hồ sơ tín dụng của khách hàng, quyết định cho vay, theo dõi và quản lý các khoản vay.
- Chuyên viên thanh toán quốc tế: Xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế, kiểm soát rủi ro ngoại hối và đảm bảo tuân thủ các quy định về thanh toán quốc tế.
- Chuyên viên môi giới chứng khoán: Tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm đầu tư chứng khoán, thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư của khách hàng.
- Chuyên viên phân tích tài chính: Phân tích các báo cáo tài chính, đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng các mô hình tài chính để hỗ trợ ra quyết định đầu tư.
Trước khi tốt nghiệp thì bạn có thể tham gia các đợt tuyển thực tập sinh để tìm hiểu xem mình hợp với vị trí công việc nào để theo đuổi trong tương lai nhé. Cơ hội nghề nghiệp ngành này rất rộng mở và đa dạng nên bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn đó.
Mức lương
Bởi vì tính chất công việc đòi hỏi khả năng chịu áp lực cao và sự cống hiến hết mình nên lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng luôn gây ấn tượng với thu nhập cực khủng mà các ngành khác khó sánh kịp. Ngoài mức lương cố định cho vị trí công việc ra thì bạn sẽ được nhận thêm các khoản thưởng doanh số, thưởng quý, thưởng năm và thưởng các dịp lễ Tết rất hậu hĩnh. Các khoản thưởng sẽ tùy thuộc vào đơn vị bạn làm việc và không có con số cố định.
Dưới đây là mức lương cứng chưa bao gồm thưởng mà bạn có thể tham khảo theo vị trí công việc nhé:
- Chuyên viên quan hệ khách hàng: 12 – 20 triệu/tháng
- Giao dịch viên ngân hàng: 10 – 15 triệu/tháng
- Nhân viên thu hồi nợ: 9 – 15 triệu/tháng
- Chuyên viên thẩm định tín dụng: 12 – 20 triệu/tháng
- Chuyên viên thanh toán quốc tế: 15 – 25 triệu/tháng
- Chuyên viên môi giới chứng khoán: 12 – 22 triệu/tháng
- Chuyên viên phân tích tài chính: 15 – 25 triệu/tháng
Danh sách trường đào tạo Tài chính Ngân hàng
Ngành học này được đào tạo rộng rãi tại Việt Nam trong nhiều năm qua nên các bạn có thể theo học ở nhiều trường đại học trên cả nước. Để chọn được trường phù hợp thì các bạn nên cân nhắc kỹ về khu vực địa lý, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, học phí – học bổng, cơ sở vật chất và các cơ hội thực tập, thực tế.
Dưới đây là danh sách trường đại học đào tạo Tài chính – Ngân hàng được chia theo vùng miền để bạn dễ cân nhắc và lựa chọn hơn:
Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
|
|
|
Nếu bạn đang tìm kiếm một ngành học có triển vọng và tính ứng dụng cao, Tài chính Ngân hàng chính là lựa chọn không thể bỏ lỡ. Hãy thử tìm hiểu về các trường đại học nêu trên để chọn một nơi lý tưởng cho 3 – 4 năm đại học sắp tới của bạn nhé.