Ngành Luật kinh tế là bến đỗ dành cho các bạn trẻ đam mê pháp luật và kinh doanh. Vậy luật kinh tế là gì? Học gì? Có gì khác biệt với ngành Luật học? Cơ hội tương lai sẽ như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay dưới đây.
Ngành Luật Kinh tế là một lĩnh vực chuyên sâu trong hệ thống pháp luật, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế và thương mại. Hiện nay có khoảng gần 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, kéo theo đó là rất nhiều nhu cầu về tư vấn pháp luật kinh doanh cần đến những người được đào tạo bài bản về luật kinh tế. Đó là lý do ngành học này ngày càng hấp dẫn giới trẻ, thu hút lượng lớn thí sinh quan tâm mỗi mùa tuyển sinh đại học.
Mục lục
Ngành Luật kinh tế là gì? Học gì?
Ngành Luật Kinh tế tập trung vào các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại, tài chính và các vấn đề liên quan đến kinh tế. Ngành học này giúp sinh viên hiểu rõ về các quy định pháp lý điều chỉnh các doanh nghiệp, các giao dịch thương mại trong và ngoài nước, cũng như bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia vào các hoạt động kinh doanh.
Luật Kinh tế không chỉ bao gồm các quy định pháp luật về kinh doanh mà còn mở rộng ra các lĩnh vực liên quan như thuế, tài chính, ngân hàng và quản lý doanh nghiệp. Đây là ngành học kết hợp giữa luật pháp và kinh tế, giúp người học có cái nhìn toàn diện về cách hệ thống pháp luật ảnh hưởng đến sự phát triển và vận hành của nền kinh tế.
Có nhiều bạn sẽ thắc mắc là học Luật kinh tế khác gì với Luật học. Các bạn có thể hiểu đơn giản là ngành Luật học sẽ học về pháp luật của mọi lĩnh vực trong đời sống còn Luật kinh tế thì sẽ học chuyên sâu thêm về các bộ luật liên quan đến kinh doanh, thương mại. Một số môn chuyên ngành mà bạn sẽ gặp khi học Luật kinh tế bao gồm:
Luật thương mại
Luật đầu tư
Luật tài chính
Luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Luật đất đai
Luật lao động Việt Nam
Luật thương mại quốc tế
Luật sở hữu trí tuệ
Luật chứng khoán
…
Ngoài ra, tuỳ vào khung chương trình của từng trường đại học thì có thể sinh viên sẽ được học thêm các môn thực hành hoặc kỹ năng liên quan như kỹ năng soạn thảo văn bản pháp luật, kỹ năng giao kết hợp đồng, kỹ năng giải quyết tranh chấp, kỹ năng thương thuyết, kỹ năng tư vấn pháp luật,… và các kỹ năng mềm khác. Các môn học thực hành này giúp sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức vào thực tế và chuẩn bị tốt hơn cho công việc sau khi tốt nghiệp.
Học Luật kinh tế ra trường làm gì?
Cử nhân Luật Kinh tế có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong các tổ chức kinh doanh, cơ quan chính phủ hoặc các công ty luật.
Luật sư kinh tế kinh doanh
Trở thành luật sư là lựa chọn phổ biến cử nhân các ngành Luật nói chung. Các bạn sẽ cần tham gia khoá đào tạo nghề luật sư của Học viện Tư pháp và tích lũy đủ thời gian tập sự tại các tổ chức hành nghề luật sư thì mới được xin cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Sau khi có chứng chỉ hành nghề, bạn có thể đăng ký tham gia làm việc tại các Đoàn luật sư để được họ đề nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp Thẻ luật sư. Khi đã chính thức đủ điều kiện để hành nghề thì công việc chính của bạn là tư vấn và giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng, thương mại, đầu tư và tranh chấp kinh doanh.
Mức lương khởi điểm của luật sư kinh tế rơi vào khoảng 15 – 25 triệu đồng/tháng. Theo thời gian, khi kinh nghiệm và danh tiếng của bạn được nâng cao thì hoàn toàn có thể đạt mức thu nhập 40 – 50 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn nữa.
Chuyên viên pháp chế doanh nghiệp
Với vị trí làm việc này thì bạn không cần thiết phải có chứng chỉ hành nghề luật sư mà có thể bắt đầu làm việc ngay sau khi tốt nghiệp. Công việc chính của bạn là chịu trách nhiệm tư vấn, soạn thảo và rà soát các hợp đồng, văn bản pháp lý, đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tuân thủ đúng pháp luật.
Mức lương của vị trí này có thể dao động trong khoảng 10 – 20 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào quy mô công ty và kinh nghiệm làm việc của bạn.
Chuyên viên tư vấn pháp luật kinh doanh
Nếu lựa chọn làm chuyên viên tư vấn pháp luật thì bạn sẽ làm việc tại các văn phòng, công ty luật. Tại đây bạn sẽ hỗ trợ các luật sư trong việc tư vấn cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh như hợp đồng, thuế, đất đai, quyền sở hữu trí tuệ và quản lý rủi ro.
Mức lương của vị trí này sẽ dao động trong khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng tuỳ thuộc vào đơn vị mà bạn làm việc. Ngoài công việc chính thì bạn có thể tham gia vào các kênh tư vấn trực tuyến về pháp luật cho khách hàng để gia tăng thu nhập.
Giảng viên đại học, cao đẳng
Để trở thành giảng viên Luật kinh tế cho các trường đại học cao đẳng thì sau khi tốt nghiệp cử nhân bạn cần học thêm hệ sau đại học. Khi đạt trình độ từ thạc sĩ trở lên thì bạn có thể ứng tuyển vào các cơ sở giáo dục để tham gia giảng dạy.
Công việc của giảng viên là truyền đạt kiến thức cho sinh viên qua các môn học được phân công giảng dạy, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, thiết kế bài giảng, giải đáp thắc mắc cho sinh viên và hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập.
Mức lương của vị trí này sẽ tùy thuộc vào đơn vị mà bạn làm việc. Nếu bạn làm việc cho cơ sở giáo dục công lập thì lương sẽ tính theo hệ số được Nhà nước quy định dựa vào bằng cấp và thâm niên làm việc. Nếu bạn làm việc cho đơn vị ngoài công lập thì sẽ tùy thuộc thỏa thuận giữa 2 bên, trung bình sẽ khoảng 15 – 20 triệu đồng/tháng.
Tổng hợp danh sách trường đào tạo ngành Luật Kinh tế
Tại Việt Nam, có nhiều trường đại học đào tạo ngành Luật Kinh tế với chất lượng đào tạo cao và chương trình học đa dạng. Dưới đây là danh sách một số trường đại học có ngành này để các bạn tham khảo:
Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
|
|
|
Mỗi trường đại học sẽ có thế mạnh riêng về chất lượng đào tạo và môi trường học tập nên các bạn cần dành thời gian tìm hiểu kỹ về từng trường để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho bản thân.
Chúc các bạn thành công!