Ngành Luật kinh tế là gì? Luật kinh tế và Luật học khác khác nhau như thế nào? Học Luật kinh tế ở đâu và ra trường có dễ xin việc không?
Trên đây chỉ là ba trong vô vàn câu hỏi về ngành Luật kinh tế mà các bạn trẻ thắc mắc khi đứng trước ngã rẽ phải chọn ngành học ngành nghề nào cho tương lai của mình. Bài viết dưới đây sẽ lần lượt giải đáp những câu hỏi đã được nêu trên.
Luật kinh tế là gì?
Luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động của sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và với cơ quan quản lý nhà nước.Luật kinh tế điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội chủ yếu, đó là những quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh và những quan hệ trong quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh đó.
Sự khác biệt giữa Luật học và Luật kinh tế
Hiện nay rất nhiều người đang lầm tưởng Luật học chính là Luật kinh tế, tuy nhiên nếu tìm hiểu chúng ta sẽ thấy được hai khái niệm, kiến thức học giữa hai ngành này có sự khác biệt vô cùng rõ rệt.
Với tốc độ phát triển kinh tế toàn diện cùng sự ra đời của ngày càng nhiều các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước như hiện nay, Nhà nước buộc phải kiểm soát được sự biến động và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ nước ta. Nhằm tránh những ý đồ đen tối, lợi dụng tiến trình phát triển này chống phá Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã ban hành các chính sách, pháp luật sửa đổi và bổ sung để có thể đảm bảo an ninh trong giao thương hàng hóa và dịch vụ, trong đó tập trung phát triển luật kinh tế.
Về cơ bản, luật kinh tế điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội chủ yếu, đó là: quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các doanh nghiệp, phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh và quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, luật kinh tế còn điều chỉnh các quan hệ kinh tế nội bộ, tức là điều chỉnh các quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của một doanh nghiệp, một chủ thể kinh doanh. Chủ thể của luật kinh tế chính là các chủ thể kinh doanh và các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.
Như vậy, nếu như Luật học cung cấp các kiến thức tổng hợp, bao quát về pháp luật như lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, các kiến thức chung về luật thương mại, tố tụng, hình sự,…các môn học tiền đề của pháp luật thì Luật kinh tế còn bao hàm cả các kiến thức chung về kinh tế, các luật pháp áp dụng cho doanh nghiệp và công ty cùng khối lượng lớn kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành. Chính vì thế, ngành này cũng đòi hỏi người học có khả năng ghi nhớ tốt, nhanh nhẹn xử lý thông tin, chịu khó, chăm chỉ và đầu tư khối lượng lớn thời gian để nghiên cứu và theo đuổi lĩnh vực này.
Học Luật kinh tế ở đâu ?
- Trường đại học Luật Hà Nội
- Trường đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học Đại Nam
Trường Đại học Đại Nam là một địa chỉ đáng tin cậy trong lĩnh vực đào tạo các ngành nghề trong đó có ngành Luật kinh tế được đào tạo theo định hướng ứng dụng thực tiễn. Nhà trường với nhiều năm kinh nghiệm đã đào tạo ra các thế hệ cử nhân ngành Luật kinh tế hiện đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, các văn phòng luật và doanh nghiệp trên khắp cả nước. Với mục tiêu đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của xã hội, Nhà trường đã và đang liên kết hợp tác với rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp để tạo ra môi trường thực tập và làm việc cho sinh viên trước và sau khi tốt nghiệp.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Hiện nay, hầu hết các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đều có nhu cầu tìm kiếm và hợp tác với ít nhất một Luật sư kinh tế để hỗ trợ công việc kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí :
- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành – Làm việc tại các cơ quan nhà nước, tòa án, viện kiểm sát, văn phòng pháp lý trực thuộc cơ quan nhà nước.
- Làm việc tại các văn phòng luật, văn phòng công chứng với vai trò thực tập sinh, luật sư, công chứng viên, …
- Nghiên cứu, giảng dạy tại các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu luật pháp.