Ngành Kỹ thuật xây dựng xét tuyển những tổ hợp môn nào?

Kỹ thuật – Xây dựng hiện là ngành thu hút nhiều nhân lực, chiếm 4% (khoảng 11.000 người/năm) tổng nhu cầu nhân lực mỗi năm của riêng TP.HCM. Điều đó cho thấy, dù bất kỳ ở thời đại nào thì đây vẫn là ngành giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người đặc biệt cơ hội việc làm không bao giờ hiếm. Chính vì vậy, mỗi mùa tuyển sinh, ngành Kỹ thuật – Xây dựng luôn được các bạn trẻ lựa chọn. Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhiều thắc mắc, trước tiên hãy cùng tìm hiểu ngành Kỹ thuật xây dựng xét tuyển những tổ hợp môn nào nhé!

Những tố chất cần có khi học ngành Kỹ thuật xây dựng

Ngành Kỹ thuật xây dựng cũng yêu cầu người học những tố chất cần có để có thể học tốt và đảm nhiệm được những công việc, vị trí thích hợp trong tương lai như:

  • Học khá các môn tự nhiên: Điều này khá quan trọng đối với các bạn theo học ngành Kỹ thuật xây dựng. Bởi tính chất công việc yêu cầu khả năng tính toán, ước lượng, đo lường chính xác, tỉ mỉ. Do vậy học tốt các môn tự nhiên như Toán, Lý,… sẽ là một lợi thế tuyệt vời.
  • Có niềm yêu thích tìm tòi, học hỏi: Việc tìm hiểu, cập nhật các xu hướng, công nghệ mới sẽ khiến các công trình của bạn không bị lỗi thời. Và sự hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau sẽ giúp bạn có tư duy sáng tạo, xây dựng những công trình phù hợp với tính chất của từng vùng miền.
  • Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao: Để hoàn thành một công trình xây dựng bao giờ cũng đòi hỏi sự phối hợp, chung sức của rất nhiều bộ phận khác nhau, khả năng làm việc theo nhóm sẽ giúp bạn vừa thực hiện tốt phần việc của mình vừa góp phần hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy đây cũng là tố chất quan trọng không thể thiếu của người học ngành Kỹ thuật xây dựng.

Cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng có thể đảm nhiệm các vị trí như:

  • Kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng hay các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng như: Sở Xây dựng, Phòng công thương quận, huyện, Ban quản lý dự án xây dựng,…
  • Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng
  • Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng

Cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng luôn rộng mở bởi nhu cầu nguồn nhân lực của ngành này mỗi năm lại tăng lên. Sinh viên với tấm bằng cử nhân ngành Kỹ thuật xây dựng khi ra trường sẽ không cần hoang mang lo lắng quá nhiều khi tìm kiếm cho mình một công việc thích hợp.
Ngành Kỹ thuật xây dựng xét tuyển những tổ hợp môn nào?

Ngành Kỹ thuật xây dựng xét tuyển những tổ hợp môn nào?

“Ngành Kỹ thuật xây dựng xét tuyển những tổ hợp môn nào?”, chúng ta sẽ cùng tìm lời giải cho câu hỏi quan trọng này và chuẩn bị chu đáo cho giấc mơ đại học của mình các bạn nhé.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, mỗi ngành học được xét tuyển tối đa 4 tổ hợp môn. Trong đó, có những trường chỉ dành 1-2 tổ hợp môn xét tuyển đối với ngành Kỹ thuật xây dựng nhưng tại một số trường khác, ngành Kỹ thuật xây dựng xét tuyển đến 4 tổ hợp môn để tạo thêm cơ hội lựa chọn cho thí sinh.

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật Lý, Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Anh)
  • D29 (Toán, Vật lý, Pháp)
  • D01 (Toán, Văn, Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Anh)
  • B00 (Toán, Hóa, Sinh học)
  • C01 (Toán, Văn, Vật lý)
  • C02 (Ngữ Văn, Toán, Hóa học)
  • A16 (Toán học, Khoa học tự nhiên, Văn)