Bạn có ước mơ trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và tài chính? Ngành Kinh tế sẽ trang bị cho bạn kiến thức và kỹ năng để đạt được thành công. Cùng khám phá tất tần tật thông tin về ngành học này nhé!
Kinh tế là ngành học có tỷ lệ cạnh tranh cao tại các trường đại học vào mỗi mùa tuyển sinh. Đây là ngành học mang tới cơ hội nghề nghiệp đa dạng và mức thu nhập ấn tượng nên được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm.
Ngành Kinh tế là gì?
Kinh tế là ngành học nhằm đào tạo các chuyên gia kinh tế có kiến thức nền tảng vững chắc về khoa học xã hội, pháp luật và kỹ năng phân tích số liệu kinh tế. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về các vấn đề kinh tế vĩ mô và vi mô, bao gồm cung cầu, đầu tư, kinh doanh, để có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế thực tế.
Các trường đại học sẽ có định hướng và chương trình đào tạo riêng cho ngành Kinh tế nhưng nhìn chung các bạn sẽ được tiếp cận với những môn học chuyên ngành sau đây:
- Kinh tế vi mô cơ bản và chuyên sâu
- Kinh tế vĩ mô cơ bản và chuyên sâu
- Nguyên lý thống kê kinh tế
- Toán ứng dụng trong kinh tế
- Lý thuyết tài chính và tiền tệ
- Kinh tế lượng
- Pháp luật kinh tế
- Phân tích đầu tư
- Kinh tế bảo hiểm, Kinh tế đầu tư, Kinh tế quốc tế,…
Ngoài những môn học chuyên ngành thì các bạn sẽ cần học cả các môn về khoa học chính trị – pháp luật, ngoại ngữ và các kỹ năng nghiệp vụ để phục vụ cho quá trình làm việc trong tương lai.
Cơ hội việc làm và mức lương ngành Kinh tế
- Nhân viên nghiên cứu thị trường: Thu thập dữ liệu về cung – cầu, phân tích và dự báo về thị trường, đầu tư, marketing, kinh doanh…, tại các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế nói chung. Bạn có thể làm trong bộ phận R&D của doanh nghiệp hoặc làm cho công ty nghiên cứu thị trường.
- Chuyên viên, tư vấn viên về phân tích kinh doanh: Nhiệm vụ của bạn là phân tích và dự báo cung – cầu thị trường, phân tích đầu tư, phân tích tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư, tư vấn đầu tư kinh doanh, đầu tư tài chính, quản lý…, tại các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước, sàn chứng khoán…, trong nền kinh tế hiện nay.
- Khởi nghiệp và tự kinh doanh: Tự quản lý tài chính, đầu tư tài chính cá nhân (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản); quản lý, cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính cho tổ chức/doanh nghiệp; tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình trong bối cảnh nền kinh tế đang có những bước phát triển mạnh mẽ.
- Giảng viên: Trở thành cán bộ giảng dạy, nghiên cứu về kinh tế, kinh tế đầu tư, đầu tư tài chính…, tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu của các tổ chức, doanh nghiệp.
Mức lương khởi điểm của người học Kinh tế là khoảng 8 – 12 triệu đồng/tháng khi mới tốt nghiệp hoặc dưới 3 năm kinh nghiệm. Sau 3 – 5 năm tốt nghiệp thì có thể đạt được mức lương 15 – 20 triệu đồng/tháng. Nếu bạn thăng tiến được tới các vị trí quản lý cấp trung vào cao thì mức lương có thể nâng lên 30 – 50 triệu đồng/tháng.
Học Kinh tế ở đâu?
Hiện nay có nhiều trường đại học trên toàn quốc đang đào tạo ngành Kinh tế. Các bạn có thể lựa chọn ngôi trường phù hợp với bản thân từ danh sách gợi ý dưới đây:
Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
|
|
|
Thông thường, ngành Kinh tế sẽ cần khoảng 3-4 năm để hoàn thành chương trình đào tạo. Vậy nên khi chọn trường đại học, các bạn nên tìm hiểu kỹ về trường để có quãng thời gian học tập vui vẻ và hiệu quả nhất. Một số yếu tố nên cân nhắc bao gồm:
- Chương trình học và đội ngũ giảng viên
- Cơ sở vật chất phục vụ học tập và thực hành
- Cơ hội thực tập, thực tế và việc làm do trường kết nối
- Mức học phí và mức tăng học phí hàng năm (nếu có)
- Các tổ hợp xét tuyển và mức điểm chuẩn
Hy vọng những thông tin về ngành Kinh tế trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành học này. Chúc các bạn sẽ tìm được trường đại học lý tưởng nhất với bản thân để theo đuổi ước mơ và trở thành chuyên gia về Kinh tế học hàng đầu trong tương lai nha!