Site icon Thông tin Tuyển sinh

Khái niệm quần thể sinh vật và ví dụ

Khái niệm quần thể sinh vật

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

Quần thể ngựa vằn

Quá trình hình thành quần thể sinh vật (qua các giai đoạn): Cá thể phát tán → Môi trường mới → Chọn lọc tự nhiên tác động → Cá thể thích nghi → Quần thể sinh vật.

Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: quan hệ hỗ trợ hoặc quan hệ cạnh tranh trong các hoạt động sống.

Ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật: hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông, chó rừng thường quần tụ từng đàn để bắt mồi…

Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể sinh vật: thực vật cạnh tranh ánh sáng, động vật cạnh tranh thức ăn, nơi ở, bạn tình…

>>> Xem thêm: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

Ví dụ về quần thể sinh vật

Ví dụ về quần thể sinh vật: đàn vịt, đàn ngựa vằn, đàn linh dương, đàn bò rừng, đàn chim cánh cụt,… nói chung sinh vật sống theo đàn.

Quần thể chim cánh cụt

Ví dụ về không phải quần thể sinh vật: tập hợp các cá thể rắn hổ mang, chim cú, lợn sống trong rừng, hồ cá gồm cá mè, cá rô phi, cá trắm, 1 con rắn sống trên 1 đảo, 2 con chim sống với nhau nhưng không có khả năng sinh sản,… nói chung sinh vật sống không theo đàn.

Ví dụ về quần xã sinh vật: quần xã rừng mưa nhiệt đới, quần xã rừng cây ngập mặn, quần xã ao hồ, quần xã rừng khộp, quần xã đồng cỏ…

Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật

1. Giống nhau:

+ Đều được hình thành trong một thời gian lịch sử nhất định, có tính ổn định tương đối.

+ Đều bị biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh.

+ Đều xảy ra môi quan hộ hồ trợ và cạnh tranh.

2. Khác nhau:

Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật
+ Tập hợp nhiều cá thể cùng loài.

+ Không gian sống gọi là nơi sinh sống.

+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ.

+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã.

+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cái, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.

+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.

+ Tập hợp nhiều quần thể khác loài

+ Không gian sống gọi là sinh cảnh.

+ Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ

trợ và đối địch.

+ Thời gian hình thành dài hơn và ổn

định hơn quần thể.

+ Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.

+ Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học

Exit mobile version