Ngôn ngữ Anh là ngôn ngữ chính thức của hơn 50 quốc gia trên thế giới và ngày càng phổ biến. Vì vậy nếu chúng ta thành thạo về tiếng Anh sẽ giúp bạn có lợi thế về công việc và xu thế hội nhập. Học ngôn ngữ Anh ra trường làm gì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Mục lục
Tại sao nên học ngành ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Anh là ngôn ngữ được rất nhiều sinh viên yêu thích và được các trường Đại học lựa chọn đào tạo chủ yếu để giúp sinh viên tự tin trong thời kỳ hội nhập. Ngành ngôn ngữ Anh chúng ta không chỉ học về ngôn ngữ chúng ta còn ứng dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực như kinh tế chính trị, văn hóa xã hội…
Những ngành nghề mà các bạn có thể phát triển tốt nếu như có khả năng ngoại ngữ như: tài chính ngân hàng, nhà hàng khách sạn, xuất nhập khẩu quan hệ quốc tế, kinh tế…
Các trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh
- Đại học Ngoại ngữ
- Đại học Hà Nội
- Đại học Thương Mại
- Đại học Đại Nam
Mức lương của ngành ngôn ngữ Anh
Khi có bằng ngoại ngữ chúng ta có thể có mức lương cao hơn, hậu hĩnh hơn đi kèm với chế độ ưu đãi và thưởng cho nhân viên có năng lực xuất sắc. Mức lương tối thiểu có thể đạt được là 7 triệu đồng/tháng. Bạn sẽ có cơ hội thăng tiến trong công việc cao hơn. Khi bạn có năng lực tốt cùng khả năng ngoại ngữ xuất sắc chắc chắn bạn sẽ giành được cơ hội việc làm tại nước ngoài cao hơn.
Ngôn ngữ Anh làm được nghề gì?
Với xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, thành thạo tiếng anh sẽ là một lợi thế lớn. Vì vậy, học tốt ngoại ngữ sẽ mang đến nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ.
Sinh viên ngành ngôn ngữ Anh có thể làm việc tại vị trí như sau:
- Nghiên cứu ngôn ngữ
- Biên phiên dịch thuật trong các công ty, các cơ quan ngoại giao, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế xã hội
- Giảng dạy ngôn ngữ tại các trường học, trung tâm ngoại ngữ…
- Hướng dẫn viên du lịch
- Chuyên viên tư vấn cho các công ty du lịch lữ hành, nhà hàng – khách sạn
Ngoài nắm chắc về ngôn ngữ các bạn nên có những kiến thức về khoa học xã hội, kiến thức các chuyên ngành nữa để có cơ hội phát triển tốt nhất. Chúng ta cần tìm hiểu kỹ những công việc cụ thể như sau:
Phiên dịch viên là công việc đầy lý tưởng trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Phiên dịch viên được chia làm 2 lại là dịch nói và dịch viết. Dịch nói có dịch vụ chính là vị trí thứ 3 nhằm phiên dịch ngôn ngữ giữa 2 bên khác quốc tịch hoặc hỗ trợ cho các cấp lãnh đạo, quản lý khi gặp đối tác ngoại quốc.
Đối với dịch viết, các biên dịch viên sẽ có nhiệm vụ chính là: Dịch thuật, thông dịch các văn bản, các tài liệu nước ngoài. Hỗ trợ các cấp lãnh đạo và quản lý khi gặp đối tác ngoại quốc.
Giảng viên, giáo viên ngoại ngữ hiện nay là công việc được rất nhiều người yêu thích và có giá trị cao đối với nền giáo dục nước nhà. Đối với giảng viên, giáo viên bạn có thể giảng dạy tại các trường cấp 1, cấp 2, đại học hoặc các trung tâm ngoại ngữ. Như vậy chủ động về mặt thời gian. Tuy nhiên để thực hiện tốt công tác giảng dạy, ngoài các yếu tố về trình độ ngoại ngữ kỹ năng chuyên môn các bạn cần có khả năng giảng dạy truyền đạt kiến thức, tạo niềm hứng thú với môn học cho sinh viên và học sinh.
Ngoài các công việc trên các bạn còn có thể làm công việc như:
- Hướng dẫn viên du lịch là nghề có yêu cầu rất cao và gần như bắt buộc phải có ngoại ngữ đối với các ứng viên. Vì hướng dẫn viên là người tiếp xúc với rất nhiều người nước ngoài qua đây du lịch và thưởng thức, thậm chí còn nhiều hơn người dân địa phương. Chính vì vậy, để có thể hướng dẫn trơn tru và có thể giúp đỡ được các đoàn tour du lịch nước ngoài bắt buộc phải có tiếng anh bổ trợ.
- Tiếp viên hàng không: cũng giống với hướng dẫn viên du lịch ở chỗ là tiếp xúc với khách nước ngoài. Do đó việc biết tối thiểu 1 thứ tiếng thậm chí còn có thể biết 2, 3 ngôn ngữ khác nhau, sẽ là 1 lợi thế lớn dành cho các ứng viên.
- Đối ngoại là công việc mà tiếp xúc với khách hàng nước ngoài rất nhiều, chủ yếu trong hoạt động ký kết hợp đồng và giao thương tại các cuộc họp quan trọng có sự góp mặt của nhiều các nhân vật quan trọng đến từ nhiều nước khác nhau.
- Các vị trí văn phòng cũng cần ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh để bổ trợ trong các hoạt động như tham khảo và theo dõi sát sao tài liệu mẫu, báo cáo bằng văn bản nước ngoài, đọc từ thuộc lĩnh vực chuyên môn. Do đó, dù ở bất kì vị trí nào cũng cần tới ngoại ngữ.