Ngành kỹ thuật xây dựng luôn là ngành quan trọng, gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội. Luôn là ngành hot top đầu dù trải qua các biến động kinh tế. Thế nhưng câu hỏi được nhiều bạn trẻ đặt ra là nên “Học ngành Kỹ thuật xây dựng ở đâu?”. Cùng nhau xem ngay những thông tin được tổng hợp ngay trong bài viết dưới đây để giải mã đáp án và lựa chọn cho mình những phương hướng tốt nhất nhé.
Mục lục
Học ngành Kỹ thuật xây dựng ở đâu?
Chất lượng đào tạo ở các trường Đại học luôn là mối quan tâm của rất nhiều phụ huynh và học sinh mỗi khi mùa tuyển sinh đến. Đối với các bạn có đam mê xây dựng thì câu hỏi Học ngành Kỹ thuật xây dựng ở đâu? luôn khiến các bạn trẻ phải băn khoăn, lo lắng. Vậy thì đừng bỏ qua những trường Đại học chất lượng cao dưới đây nhé.
Ở khu vực miền Bắc:
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Ở khu vực miền Nam:
- Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP. HCM
- Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH
Vì sao nên học ngành Kỹ thuật xây dựng?
Xây dựng là một yếu tố cần thiết để phản ánh tình trạng kinh tế, xã hội ở một quốc gia. Với sự phát triển của kinh tế Việt Nam hiện tại hứa hẹn sẽ tạo nên một nguồn việc làm lớn cho sinh viên ngành xây dựng. Theo báo cáo của Tổng hội xây dựng, mỗi năm Việt Nam dành trung bình 30% – 40% GDP cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị hóa và công trình văn hóa, giáo dục, dịch vụ. Do đó ngành xây dựng đòi hỏi phải có một nguồn lao động lớn. có tay nghề cao. Mang đến nhiều việc làm đáng mơ ước cho các bạn trẻ có đam mê theo đuổi ngành này.
Sinh viên ngành Xây dựng được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực bởi các chuyên gia, đảm bảo đầu ra chất lượng. Cung cấp cho ngành xây dựng những lao động có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Xây dựng là một ngành phong phú, sinh viên học ngành này có thể áp dụng được vào những công việc thực tế. Bên cạnh nhu cầu về nguồn lao động, đây là ngành không nên bỏ lỡ vì có rất nhiều câu lạc bộ mà bạn có thể tham gia để nâng cao vốn kiến thức, rèn luyện những kỹ năng mà sinh viên ngành xây dựng nên có như khả năng tính toán, khả năng thuyết trình, quan sát,…
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật xây dựng
Trong hiện tại và tương lai ngành xây dựng luôn cần một nguồn lao động lớn, có kiến thức chuyên sâu về ngành. Đây là cơ hội cũng là thách thức đối với các bạn sinh viên ngành xây dựng. Sinh viên xây dựng sau khi ra trường có thể làm ở nhiều vị trí như giảng viên đào tạo chuyên ngành tại các trường Đại học, Cao đẳng: Kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định ở các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp như: nhà ở, biệt thự, chung cư, trung tâm thương mại… Làm việc việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Theo kết quả khảo sát việc làm, tỷ lệ sinh viên khoa Xây dựng có việc làm ngay khi ra trường đạt 100%, trong đó có đến 90% sinh việc làm đúng chuyên ngành đào tạo. Sinh viên ngành xây dựng sau khi tốt nghiệp được cấp bằng xây dựng theo phôi bằng của Bộ giáo dục và Đào tạo. Sinh viên tốt nghiệp được cung cấp đầy đủ các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao của nghề, được đào tạo những kỹ năng cần thiết trong môi trường làm việc, được rèn luyện các kỹ năng mềm.
Ngành Kỹ thuật xây dựng gồm những tổ hợp môn nào?
Mã ngành: 7580201
Phương thức 01: Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
- Tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT
- Đạt điểm đảm bảo chất lượng đầu vào
Tổ hợp xét tuyển:
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- A10 (Toán, Vật lý, Giáo dục công dân)
- A11 (Toán, Hóa học, Giáo dục công dân)
Phương thức 02: Xét tuyển học bạ
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
- Tổng điểm trung bình năm lớp 12 theo tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 18 điểm
Tổ hợp xét tuyển:
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- A10 (Toán, Vật lý, Giáo dục công dân)
- A11 (Toán, Hóa học, Giáo dục công dân)
Trên đây là những thông tin hữu ích về ngành kỹ thuật xây dựng cho những bạn có đam mê và có ý định gắn bó lâu dài với ngành. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải quyết được câu hỏi nên “Học ngành Kỹ thuật xây dựng ở đâu?” và tìm được những lựa chọn tốt nhất.