Địa lý

Bờ biển Việt Nam có khoảng bao nhiêu cửa sông đổ ra biển?
Địa lý

Bờ biển Việt Nam có khoảng bao nhiêu cửa sông đổ ra biển?

Hình thế phần đất liền của Việt Nam hẹp chiều ngang (không có nơi nào cách biển trên 500km) với đường bờ biển dài trên 3.260km (không kể bờ các đảo) chạy theo hướng kinh tuyến, kéo từ Móng Cái (Quảng Ninh) ở phía đông bắc xuống tới Hà Tiên (Kiên Giang) ở phía Tây Nam. Bờ biển Việt Nam có khoảng 1114 cửa sông đổ ra biển, chủ yếu từ phía lục địa Việt Nam. Bờ biển Việt Nam khúc khuỷu, nhiều eo, vụng, vũng/ vịnh ven bờ và cứ 20 km chiều dài đường bờ biển lại bắt gặp một cửa sông lớn. Đặc biệt, Việt Nam có hai đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu ven biển là đồng bằng châu thổ sông Hồng ở phía bắc và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long ở phía nam. Lượng nước và phù sa lớn nhất đổ vào Biển Đông hàng năm chính là từ các hệ thống sông của hai đồng bằng này. Bên cạnh việc bổ sung nguồn dinh dưỡ...
Tỉnh nào sau đây của nước ta có hai huyện đảo
Địa lý

Tỉnh nào sau đây của nước ta có hai huyện đảo

Câu hỏi: Tỉnh nào sau đây của nước ta có hai huyện đảo A. Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang. B. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa. C. Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu. D. Quảng Ninh, Kiên Giang, Khánh Hòa. Đáp án A. Giải thích: - Quảng Ninh có 2 huyện đảo là Vân Đồn và Cô Tô. - Hải Phòng có 2 huyện đảo là Bạch Long Vĩ và Cát Hải - Kiên Giang hiện có 2 huyện đảo là Phú Quốc và Kiên Hải.
Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là
Địa lý

Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là

Câu hỏi: Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là A. vịnh Cam Ranh và vịnh Bắc Bộ. B. vịnh Hạ Long và vịnh Thái Lan. C. vịnh Thái Lan và vịnh Cam Ranh. D. vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. Đáp án D. Giải thích: Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
Theo công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982 vùng đặc quyền kinh tế là
Địa lý

Theo công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982 vùng đặc quyền kinh tế là

Câu hỏi: Theo công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982 vùng đặc quyền kinh tế là Trả lời: Theo Luật biển quốc tế 1982, biển và đại dương được phân bố thành hai khu vực: khu vực các vùng biển nằm tiếp giáp với lãnh thổ quốc gia ven biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển (vùng nước nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vịnh, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa); khu vực biển cả, đáy và lòng đất dưới đáy biển không thuộc chủ quyền của nước nào, các nước được hưởng quyền tự do biển cả trong khu vực này. Vùng đặc quyền kinh tế, là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới một chế độ pháp lý riêng, theo đó các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển cũng như các quyền và các quyền tụ do ...
Cơ sở nào sau đây dùng để xác định đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta
Địa lý

Cơ sở nào sau đây dùng để xác định đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta

Câu hỏi: Cơ sở nào dùng để xác định đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta Trả lời: Cơ sở pháp lý đầu tiên phải kể đến để xác lập đường biên giới quốc gia trên biển là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển (Luật Biển quốc tế 1982). Đây là một văn bản pháp lý quốc tế quan trọng quy định về các vùng biển mà các quốc gia ven biển có quyền được hưởng cũng như việc sử dụng và khai thác biển và đại dương. Đường biên giới quốc gia trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải theo quy định tại Điều 11 Luật biển Việt Nam 2012. Theo Điều 2 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982: "Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và các vùng nội thủy tới một vùng biển tiếp giáp với chúng, dưới tên gọi là lãnh hải và có bề rộng không vượt quá 12 hải lý". Biên giớ...